Showing posts with label bản đồ phố cổ Hội An. Show all posts
Showing posts with label bản đồ phố cổ Hội An. Show all posts

Friday, October 27, 2017

Có lẽ nếu nhắc đến xứ Quảng người ta không khỏi nhớ đến bức tranh phố cổ Hội An mộc mạc, giản dị và nên thơ. Mỗi khoảnh khắc được nhuộm màu lúc bình minh và xế chiều hay về đêm thì nơi đây vẫn mang vẻ đẹp cuốn hút. Để giúp bước chân du khách thưởng ngoạn một Hội An đầy đủ nhất, cuốn bản đồ phố cổ Hội An cung cấp cho bạn đầy đủ và chi tiết nhất dưới đây. 


Bản đồ phố cổ Hội An
Vẻ đẹp mộng mơ của phố cổ Hội An (Ảnh: ST)

Địa điểm thuộc phạm vi bản đồ phố cổ Hội An 

Chùa Cầu 

Chùa Cầu địa điểm du lịch nổi bật nhất được coi là viên ngọc giữa lòng Hội An. Cầu xây dựng vào cuối thế kỷ XVI và được gọi là cầu Nhật Bản. Ở giữa cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ Huyền Thiên Đại Đế. Kiến trúc của cây cầu khá đặc biệt đó là sự kết hợp 3 phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật và cả phương Tây.


Bản đồ phố cổ Hội An 01
Chùa Cầu viên ngọc giữa lòng Hội An (Ảnh: ST)

Vị trí: Cầu bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú. 

Hội Quán Phúc Kiến 

Là một điểm trên cuốn bản đồ du lịch phố cổ Hội An, hội quán Phúc Kiến được xây dựng vào năm 1697 mấy trăm năm trước, để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái.


Bản đồ phố cổ Hội An 02
Hội quán Phúc Kiến nơi thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu (Ảnh: ST)

Tương truyền tiền thân của hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp của Hoa Kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị phố cổ Hội An.

Vị trí: 46 đường Trần Phú

Hội quán Triều Châu 

Xuất hiện một nút chấm địa điểm nữa trên cuốn bản đồ du lịch phố cổ Hội An, hội quán Triều Châu được Hoa kiều bang xây dựng 1845 làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng riêng cho người Triều Châu ở Hội An.

Bản đồ phố cổ Hội An 03
Hội quán Triều Châu nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng cho người Triều Châu ở Hội An 

Hội quán thờ các vị thần chế ngự sóng gió, qua đó cầu mong việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm, xuôi gió. Hội quán là một công trình kiến trúc với bộ khung gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng những họa tiết, trang trí bằng gỗ theo các truyền thuyết dân gian và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp. 

Vị trí: 92B Nguyễn Duy Hiệu.

Hội quán Quảng Đông 

Hội quán được Hoa kiều Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang.


Bản đồ phố cổ Hội An 04
Hội quán Quảng Đông thờ Quang Công và Tiền Hiền (Ảnh: ST)

Hội quán Quảng Đông nằm ở trung tâm cuốn bản đồ du lịch Hội An, rất phù hợp cho du khách tham quan và thưởng ngoạn khi nhìn từ giữa phố cổ về các phía. Thời điểm lý tưởng để du khách tham quan là giữa buổi sáng hoặc giữa buổi chiều. 

Vị trí: 176 Trần Phú

Nhà thờ Tộc Trần 

Nhà thờ Tộc Trần nằm trong khu vườn rộng 1.500m2 được bao bọc bằng bờ tường cao cùng cây cối xinh tươi, và chịu ảnh hưởng bởi lối kiến trúc Á Đông mang phong cách Nhật Bản, Trung Hoa. Ngôi nhà chia làm 2 phần: phần chính để làm thờ cúng và phần phụ bên cạnh để vị trưởng tộc cũng như khách ở. Giữa gian phòng khách và gian thờ cúng có một ngạch cửa dùng như chướng ngại vật, nhắc nhở mọi người khi vào bên trong phải cúi đầu làm lễ. Phía sau ngôi nhà là mảnh vườn với mô đất cao là nơi để ”chôn nhau cắt rốn” của dòng họ. Tất cả được xây dựng hài hòa, tuân thủ theo phép phong thủy nghiêm ngặt.


Bản đồ phố cổ Hội An 05
Nhà thờ Tộc Trần - nhà thờ cổ nằm giữa thành phố Hội An (Ảnh: ST)

Vị trí: Số 21 đường Lê Lợi.

Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa 

Điểm tiếp theo trong cuốn bản đồ du lịch phố cổ Hội An là bảo tàng Lịch sử - Văn hóa, được hình thành 1989, trưng bày trên 212 hiện vật bằng gốm, sứ, đồng, sắt, giấy, gỗ...có liên quan đến các giai đoạn phát triển của đô thị - thương cảng Hội An từ thời kì văn hóa Sa Huỳnh. 


Bản đồ phố cổ Hội An 06
Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An (Ảnh: ST)

Vị trí: Số 13 Nguyễn Huệ.

Nhà cổ Tấn Ký 

Ngôi nhà cổ được xây dựng cách đây 200 năm và được xem là ngôi nhà đẹp nhất, cổ nhất Hội An. Nội thất và những đồ cổ được chủ nhà bảo quản một cách chu đáo. Ngôi nhà mang đậm ý nghĩa lịch sử và văn hóa của Việt Nam.


Nhà cổ Tấn Ký (Ảnh: ST)
Ngôi nhà mang kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ.  Nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng. Tất cả đều không có cửa sổ.

Vị trí: 101 Nguyễn Thái Học 

Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An 

Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An là nơi trưng bày giới thiệu 12 ngành nghề thủ công truyền thống đã có từ lâu đời của vùng đất Hội An, như gốm mỹ nghệ, mộc, lồng đèn nghệ thuật, chằm nón, đan lát mây tre, chạm khảm gỗ, sơn mài, quay xa dệt vải, thêu thùa…


Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An (Ảnh: ST)
Từ những năm của thế kỷ 15 - 16, nhiều nghề thủ công mỹ nghệ đã ra đời và phát triển mạnh mẽ trên đất Hội An. Trải qua hàng trăm năm tồn tại và được lưu truyền từ đời này sang đời khác, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Hội An đã đạt đến mức điêu luyện, đóng góp một phần không nhỏ cho sự phồn thịnh của cảng thị Hội An trong những thế kỷ trước.

Vị trí: số 9 - Nguyễn Thái Học 

Một số địa điểm du lịch bản đồ Hội An cách xa 

Biển Cửa Đại 

Bản đồ phố cổ Hội An 07
Biển Cửa Đại nên thơ và nhẹ nhàng (Ảnh: ST)
Cửa Đại là một bãi tắm đẹp, có bãi cát trắng mịn, nước trong xanh, sóng nhỏ và rất sẵn các quán hải sản tươi ngon với giá rẻ. Đến biển Cửa Đại vào buổi tối cũng rất tuyệt bởi lúc ấy bãi biển mênh mông, lung linh dưới những ngọn đèn dầu lãng mạn.

Biển An Bàng 

Đến biển An Bàng, bạn sẽ được cảm nhận sự trong lành tuyệt diệu khi thả bộ dọc theo triền cát, đón ánh mặt trời lên, ngắm nhìn vẻ đẹp tinh khôi lúc hừng đông trên mặt biển.


Bản đồ phố cổ Hội An 08
So deep với những bức ảnh trên biển An Bàng (Ảnh: ST)


Vị trí: Thuộc phường Cẩm An, nằm cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3 km về phía Đông.

Sông Thu Bồn 

Bạn có thể tham gia một tour đi ghe dọc sông Thu Bồn. Hai bên bờ sông có những cồn cát tuyệt đẹp, cảnh đồng ruộng, núi non đẹp như tranh vẽ. Đặc biệt, hoàng hôn trên sông Thu Bồn có thể khiến mọi du khách phải xao lòng.


Bản đồ phố cổ Hội An 09
Yên bình trên dòng sông Thu Bồn (Ảnh: ST)
Vị trí: Khởi hành từ bến thuyền trên đường Bạch Đằng, chạy một đoạn sông Hoài rồi ra sông Thu Bồn.

Cù Lao Chàm 

Cù Lao Chàm gồm 7 hòn đảo nhỏ là Hòn Lao, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Tai, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Lá, Hòn Ông. Cù Lao Chàm nổi bật về đa dạng sinh học với rừng tự nhiên, bãi biển đẹp, rạn san hô và nhiều loài thủy sản có giá trị.


Bản đồ phố cổ Hội An 10


Với cuốn bản đồ phố cổ Hội An online này, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn một cách dễ dàng ở chuyến hành trình ghé thăm phố cổ đẹp bậc nhất cung đường miền Trung. 

Bài viết liên quan: